Đại biểu Quốc_hội_Hàn_Quốc

Để trở thành đại biểu Quốc hội phải là công dân Hàn Quốc từ đủ 25 tuổi trở lên, không vi phạm pháp luật. Tiêu chuẩn không buộc phải cư trú ở Hàn Quốc, nhưng thực tế đến nay chưa có người nào không sinh sống ở Hàn Quốc mà trở thành đại biểu Quốc hội.

Những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội bao gồm:

  • người thiểu năng về trí tuệ;
  • người phạm tội bị Tòa án phán quyết không được bầu cử;
  • người đã bị phạt tù, nhưng hết hạn tù chưa quá 10 năm;
  • người đã có hành vi tham nhũng hoặc đã bị phạt đến 01 triệu won do vi phạm pháp luật về bầu cử.

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội được quyền đăng ký ứng cử ở địa phương khác với nơi cư trú, nhưng chỉ được đăng ký ở 1 đơn vị bầu cử (đại biểu Quốc hội là của cả nước). Mỗi đơn vị bầu cử ở Hàn Quốc thường có 5 đến 15 ứng cử viên trong danh sách. Nhưng vì có quy định việc đăng ký danh sách chỉ trong 2 ngày nên cũng có trường hợp chỉ có 2 ứng cử viên ở danh sách của 1 đơn vị bầu cử.

Hàn Quốc quy định: đại biểu Quốc hội không đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân; Chủ tịch tỉnh không được ứng cử đại biểu Quốc hội. Người dân Hàn Quốc nhìn nhận đại biểu Quốc hội là nhà chính trị, là chính khách chuyên nghiệp, họ bầu chọn đại biểu từ những người có khả năng đóng góp được nhiều cho đất nước, phục vụ tốt cho nhân dân.

Ngoài ra theo Hiến pháp đại biểu còn có quyền miễn truy tố và nghĩa vụ của đại biểu

Điều 44

  1. Trong thời gian kỳ họp của Quốc hội, không đại biểu Quốc hội nào bị bắt hoặc giam giữ mà không có sự đồng ý của Quốc hội, ngoại trừ trường hợp phạm tội quả tang.
  2. Trong trường hợp một đại biểu Quốc hội bị bắt hoặc giam giữ trước khi khai mạc một kỳ họp Quốc hội, đại biểu đó phải được trả tự do trong thời gian của kỳ họp theo yêu cầu của Quốc hội, ngoại trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Điều 45

  1. Không đại biểu Quốc hội nào phải chịu trách nhiệm bên ngoài Quốc hội về các ý kiến chính thức đã phát biểu hoặc về việc bỏ phiếu của mình tại Quốc hội.

Điều 46

  1. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ duy trì chuẩn mực cao về liêm chính
  2. Đại biểu Quốc hội phải ưu tiên lợi ích quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ của mình phù hợp với lương tâm.
  3. Đại biểu Quốc hội không được thông qua việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đòi hỏi các lợi ích về tài sản hoặc chức vụ, hay giúp người khác làm điều tương tự qua các hợp đồng hoặc qua việc xử lý công việc của Nhà nước, các tổ chức công quyền hoặc các ngành công nghiệp.